Bộ công cụ "Hành Trình Bình Đẳng"
Bộ công cụ "Hành Trình Bình Đẳng" là bộ tài liệu hướng dẫn trò chơi khởi động và hoạt động lồng ghép thông điệp bình đẳng giới dành cho thanh thiếu niên
Tổ chức Plan International bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1954. Lúc bấy giờ, thông qua chương trình Bảo trợ, Plan International đã hỗ trợ cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn gia đình tại khu vực miền Nam.
Năm 1993, Plan International quay trở lại Việt Nam, chuyển sang hoạt động tại khu vực miền Bắc và miền Trung, ưu tiên cho các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Hoạt động của Plan International Việt Nam (PIV) được triển khai tại 6 tỉnh thành (Lai Châu, Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, và Hà Nội tại 62 thôn bản thuộc 13 huyện, gồm các loại dự án và hoạt động bảo trợ. Tính tới năm 2020, PIV đã thực hiện hơn 80 dự án, bao gồm các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, như giai đoạn COVID-10, lũ lụt năm 2020 tại các tỉnh miền Trung, và hỗ trợ phục hồi sau Bão Yagi 2023 tại các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ đáng ghi nhận nhưng vẫn còn một số nhóm đối tượng yếu thế như nhóm dân tộc thiểu số, trẻ em nhập cư, đặc biệt là trẻ em gái và trẻ khuyết tật phải chịu thiệt thòi. Sự khác biệt này phát sinh từ phong tục tập quán, định kiến bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ, thiếu các kỹ năng và hiểu biết về bình đẳng giới và quyền trẻ em… Ngoài ra, còn rất nhiều trẻ em chưa thực sự được tham gia vào việc ra quyết định cho chính cuộc sống của mình.
Bởi vậy, Plan International Việt Nam đặt mục tiêu giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm chịu thiệt thòi và các em gái, được sinh ra và lớn lên trong một xã hội an toàn và tôn trọng quyền của các em.
Mục tiêu đến năm 2025, Plan International hành động để 2 triệu trẻ em gái từ 1.875 cộng đồng tại Việt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển.
Các lĩnh vực can thiệp chính của PIV bao gồm 3 lĩnh vực ưu tiên:
1) Dịch vụ xã hội bao trùm (hòa nhập):
Các can thiệp trọng tâm:
2) Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và khí hậu:
Các can thiệp trọng tâm:
3) Nâng cao quyền năng kinh tế:
Các can thiệp trọng tâm:
Bằng việc đầu tư vào những lĩnh vực trọng tâm này, PIV hướng tới đạt 2 mục tiêu:
Từ đó đạt được mục đích cuối cùng là Trẻ em gái, phụ nữ trẻ và thanh niên Việt Nam là những nhân tố tích cực tạo ra sự thay đổi trong việc hiện thực hóa quyền của mình vì một tương lai xanh và bền vững.
Tầng 6, Tòa nhà Capital Building,
58C Kim Mã, quận Ba Đình,
Hà Nội 10000
vietnam.co@plan-international.org
THEO DÕI CHÚNG TÔI: