Em Vui: nền tảng số giúp các em gái tránh xa web đen và ngăn ngừa tảo hôn

2 Tháng Sáu 2022

Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người phải ở nhà và chuyển sang hoạt động trong các không gian trực tuyến, Internet là nơi người ta giải trí và tương tác xã hội trong những thời điểm phải hạn chế gặp mặt và giãn cách xã hội. Nhưng Internet cũng là một môi trường có rất ít hạn chế và việc lướt web không giới hạn có thể gia tăng những hiểm họa tồn tại trong các góc tối của môi trường mạng, đặc biệt là với những thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Pc, Computer, Electronics
Trẻ em vùng nông thôn Việt Nam thiếu những kĩ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng

Nhiều bạn trẻ ở các vùng nông thôn của Việt Nam thiếu kiến thức và kĩ năng kĩ thuật số để hoạt động trên môi trường  mạng. Chấp nhận lời mời trò chuyện của người lạ hay vô tình click vào một đường link lạ có thể là khởi đầu cho một hành trình đi từ tò mò tới buôn bán người, lạm dụng, hoặc tảo hôn.

Không gian mạng có cả điểm tốt và điểm xấu

Mai đã thấy các hiểm họa từ không gian mạng xuất hiện ở bản của mình. 

“Trong bản em, các bạn nam nữ làm quen trên mạng và yêu nhau qua mạng. Sau đó họ gặp nhau ngoài đời, mang thai và bỏ học ở tuổi 14-15. Chuyện này khá là phổ biến.”

Đáng báo động là, sẽ có thêm 10 triệu trẻ em gái có nguy cơ tảo hôn trên toàn thế giới trong vòng một thế kỷ tới do đại dịch. Việc trẻ em hoạt động nhiều trên mạng chắc chắn có đóng góp vào xu hướng này. 

“Trong bản em, các bạn nam nữ làm quen trên mạng và yêu nhau qua mạng. Sau đó họ gặp nhau ngoài đời, mang thai và bỏ học ở tuổi 14-15. Chuyện này khá là phổ biến.”

Không gian mạng là môi trường có chứa những nguy cơ tiềm tàng của tảo hôn và nhiều dạng thức lạm dụng trẻ em và thanh thiếu niên. Ví dụ, một em trai từ một tỉnh khác làm quen với một em gái trên mạng, rồi gặp nhau mà cha mẹ của em gái không hay biết và sau đó cùng về nhà em trai. Khi cha mẹ phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá muộn, và thường thì họ sẽ không làm gì mà im lặng chấp nhận mọi chuyện.

Nhưng khi kết nối internet phổ biến ở các vùng nông thôn, công nghệ số và các nền tảng trực tuyến cũng có thể mang lại một giải pháp phi truyền thống cho cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên. Các em có thể tiếp cận thông tin và học tập cũng như tham khảo những cách thực hành tốt liên quan đến quyền trẻ em gái trong thế giới ngày nay khác với các cách thức tuyên truyền kiểu cũ. 

“Em nghĩ truyền thông về xóa bỏ tảo hôn theo kiểu cũ như áp phích hay băng rôn không còn hiệu quả nữa. Thanh niên chúng em thích công nghệ. Tại sao không tạo ra một trò chơi để bọn em lựa chọn kết hôn sớm hoặc không và xem hậu quả ra sao?” Em Tới, 15 tuổi, cho biết. 

Thật may là Tới và nhiều bạn trẻ khác đang đấu tranh chống tảo hôn đã được lắng nghe. Trọng tâm của dự án EMPoWR của Plan International Việt Nam do Liên minh châu Âu tài trợ là sử dụng không gian mạng để giáo dục thanh thiếu niên tự bảo vệ mình khỏi các nguy cơ lạm dụng, buôn bán người và tảo hôn trực tuyến. 

Được thực hiện ở các vùng nông thôn thuộc 4 tỉnh của Việt nam, mục tiêu chủ yếu của dự án là các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số (tuổi từ 10 đến 24) có thể sử dụng không gian mạng để học hỏi và thực hiện quyền của mình, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và tham gia đối thoại chính sách trực tuyến với các nhà lãnh đạo.

Các kỹ năng số giúp thanh thiếu niên bảo vệ mình khỏi nguy cơ tảo hôn

Person, Clothing, Face
Thơ, 15 tuổi, tin rằng thấy cô không nên cấm các bạn trẻ sử dụng điện thoại

Thơ, 15 tuổi, ở miền Bắc Việt Nam, và các bạn cùng lớp đều hưởng lợi từ EMPoWR. Trong trường em, hầu hết các bạn đều có điện thoại thông minh bất chấp việc cha mẹ và thầy cô cấm các em sử dụng. 

“Dù có nhiều nguy cơ, điện thoại thông minh là một phần thiết yếu trong việc giúp trẻ em gái tìm hiểu về thế giới bên ngoài.” Em cho biết.

Tuy nhiên, các nguy cơ vẫn hiện diện. Trong lớp của Thơ đã có 3 bạn gái kết hôn sớm sau khi làm quen trên mạng. Thơ cố gắng cẩn thận khi lướt net. 

“Em sử dụng mạng xã hội khi trò chuyện và làm quen với mọi người ở khắp nơi. Nhưng em kết bạn với các bạn gái nhiều hơn các bạn trai bởi vì em biết mối nguy hiểm của việc bị cuốn vào buôn bán người”, em cho biết. 

Nhưng, dù đã nhận thức được, em vẫn thiếu tự tin và khả năng chống lại các nguy cơ tảo hôn tiềm tàng, em và các bạn thường thấy bất lực trước các tình huống này. 

“Khi em và các bạn phát hiện có bạn nữ khác đang trò chuyện với một bạn trai ở tỉnh khác, chúng em cố gắng cảnh báo và trông chừng bạn để xem bạn có bỏ học đi gặp bạn trai kia không. Nhưng chúng em không dám ngăn lại hay nói cho cha mẹ hoặc thầy cô.”

“Nhưng chúng em không dám ngăn lại hay nói cho cha mẹ hoặc thầy cô.”

Nhiều em cũng gặp những tình huống tương tự như Thơ, nên việc tăng cường mức độ hiểu biết về kỹ thuật số và các kỹ năng an toàn trên mạng là ưu tiên hàng đầu của dự án. Thông qua các buổi tập huấn đặc thù cũng như các video mang tính giáo dục, cả trực tuyến và trực tiếp, hi vọng rằng ngày càng có nhiều em hiểu được các nguy cơ tiềm ẩn trên mạng. Việc tạo ra một nền tảng mới để tư vấn và thông tin về nguy cơ tảo hôn cũng rất quan trọng. 

Graphics, Art, Floral Design
Nền tảng “Em Vui” thuộc dự án EMPoWR

Nền tảng Em Vui khuyến khích đối thoại, thông tin và trao đổi về quyền của phụ nữ và trẻ em. Qua đó các em gái, em trai và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được học cách tự bảo vệ khỏi nguy cơ tảo hôn.

Nền tảng được thiết kế theo hướng tốn ít dung lượng để có thể dễ dàng truy cập ở cả những vùng sâu vùng xa nơi kết nối internet không tốt. Các thông tin quan trọng được chia sẻ trên nền tảng dưới dạng infographic cho những người không có kết nối internet. 

Huế, 18 tuổi, tin rằng nền tảng này sẽ rất hữu ích đối với các em gái ở vùng sâu vùng xa, như ở xã Húc thuộc huyện Hướng Hóa nơi em sinh sống.

““Trẻ em gái có thêm kiến thức về quyền của mình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, định hướng nghề nghiệp và các kiến thức khác để giúp chúng em tiếp tục học tập và tránh nguy cơ tảo hôn và mang thai sớm.”

Sau một năm, nền tảng đã chứng tỏ đây là một công cụ có giá trị, không chỉ trong việc tăng cường nhận thức về tảo hôn và buôn bán người, mà cả các vấn đề như cơ hội giáo dục, trao quyền kinh tế và di cư an toàn – góp phần hạn chế kết hôn trẻ em. 

Hơn hai phần ba dân số Việt Nam đang sử dụng internet. Khi thế giới số bắt đầu thống trị đời sống của giới trẻ Việt, việc các em được trang bị các công cụ để bảo vệ bản thân là cực kì quan trọng. 

“Thông tin có nhiều giá trị và chúng giúp chúng ta tiếp cận các giải pháp và cơ hội. Các bước nhỏ và đơn giản có thể đưa chúng ta đi xa và giúp chúng ta thực hiện ước mơ của mình.”

Bảo vệ khỏi tình trạng bạo lực, Em gái bình đẳng, Quyền sinh sản và sức khỏe sinh sản, COVID-19, Giáo dục giới tính toàn diện, Kết hôn trẻ em, Mang thai tuổi vị thành niên

Share